Công ty TNHH một thành viên bê tông Xuân Mai

XUAN MAI CONCRETE ONE MEMBER COMPANY LIMITED

Công nghệ SX, thi công tấm tường Acotec – Xuân Mai

TẤM TƯỜNG ACOTEC – XUÂN MAI,

BƯỚC ĐI MỚI CHO NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM

 

1. Đặt vấn đề

   Gạch xây là bộ phận cấu thành quan trọng nên công trình do có tính năng bao che, chống thấm, cách âm, cách nhiệt cho các công trình dân dụng. Hàng năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nước tiêu thụ khoảng 20- 22 tỷ viên, trong đó gạch nung thủ công chiếm tới 90%. Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm. Lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3, tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng: than, củi, đặc biệt là than đá. Quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta khí độc không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người mà còn làm giảm năng suất của cây, trồng vật nuôi. Chính vì vậy, việc sử dụng gạch không nung thay thế gạch nung là xu hướng tất yếu trong công nghệ xây dựng hiện đại.


Lò gạch đất sét nung gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp và xói mòn đất


2. Căn cứ pháp lý

Việc hạn chế sản xuất gạch nung và thay thế bằng gạch không nung đang là chủ trương lớn của Nhà nước và các Bộ, Ngành trung ương và địa phương thể hiện qua một số văn bản pháp luật đã được ban hành.

a) Quyết định số 567/QĐ - TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung với các mục tiêu cơ bản:

-        Gạch không nung thay thế gạch nung 20- 25% vào năm 2015, 30- 40% vào năm 2020.

-        Hàng năm sử dụng khoảng 15- 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, tiết kiệm đất nông nghiệp và hàng trăm ha đất chứa phế thải.

-        Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

b) Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 16/4/2012 Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung đã nêu rõ một số nội dung yêu cầu các Bộ, Ngành địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm:

-        Các công trình vốn ngân sách bắt buộc phải sử dụng gạch xây không nung. Các công trình nguồn vốn khác ưu tiên việc sử dụng gạch xây không nung.

-        Chỉ đạo, hướng dẫn các dự án nhiệt điện đầu tư công nghệ phù hợp giảm thiểu phát thải ra môi trường góp phần giảm diện tích bãi thải, bảo vệ môi trường; đồng thời thu hồi thu hồi tro, xỉ và thạch cao đảm bảo chất lượng để làm nguyên liệu cho sản xuất dụng gạch xây không nung.

c) Thông tư số 09/2012/TT- BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng yêu cầu:

-        Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung theo lộ trình:

            + Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% loại vật liệu không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

            + Từ sau 2015 tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 100% vật liệu xây dựng không nung.

-        Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

3. Tình hình thực trạng sử dụng gạch không nung hiện nay

   Trên thế giới, gạch không nung đã phát triển mạnh và là sản phẩm phổ biến trong xây dựng. Tại các nước phát triển, gạch không nung luôn chiếm tỉ lệ cao (trên 70%), gạch đất nung chiếm tỉ lệ thấp (chủ yếu là các loại gạch trang trí, có giá thành cao, không sử dụng cho xây tường). Ngay tại Trung Quốc, trước đây cũng chỉ có gạch nung truyền thống, nhưng từ năm 1990 đã bắt đầu đưa ra kế hoạch phát triển vật liệu mới từng bước thay thế vật liệu cũ và hiện nay gạch không nung đã chiếm tới 60% tỉ trọng. Các nước khác như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Nam Phi… cũng đã sử dụng khoảng 70% - 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng công nghệ polymer.


Công trình xây dựng bằng gạch không nung tại Ấn Độ

   

Ở Thái Lan, không cần ban hành chính sách khuyến khích vật liệu xây không nung nhưng Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất đai. Do đó, vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều vật liệu xây không nung. Yếu tố thị trường điều tiết khiến công nghiệp vật liệu xây không nung ở Thái Lan rất phát triển như bê tông nhẹ đã có cách đây 10 năm.

   Tại Việt Nam, gạch không nung hiện nay đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng điểm, điển hình như Keangnam Hà Nội, Landmard Tower (đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn Horison (đường Cát Linh, Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội)...

   Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai từ năm 2010 đã sử dụng gạch không nung trong các công trình mà Công ty là chủ đầu tư. Cụ thể là đã sử dụng trên 85% gạch không nung cho các công trình chung cư CT1, CT2 Ngô Thì Nhậm; chung cư CT2 Tô Hiệu; tòa nhà 19T3, 19T5, 19T6 chung cư Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội… Đây có thể coi như kết quả đáng khích lệ trong lộ trình xóa bỏ gạch xây nung bằng phương pháp nung thủ công.


Tòa tháp Xuân Mai Tower (CT2 Tô Hiệu) dùng gạch block làm tường trong và tường bao ngoài nhà

   Hiện nay, tại Việt Nam, gạch không nung có ba chủng loại chính gồm: gạch xi măng cốt liệu (gạch block); gạch bê tông khí chưng áp AAC và gạch bê tông bọt. Ngoài ra là một số loại vật liệu xây không nung khác nhưng số lượng rất nhỏ.


Gạch xi măng cốt liệu (gạch block)


Gạch bê tông khí chưng áp AAC


   Gạch bê tông bọt

 

 Về gạch xi măng cốt liệu: trên toàn quốc hiện có hơn 1.000 dây chuyền công suất dưới 7 triệu viên/năm/dây truyền và khoảng 50 dây chuyền có công suất từ 7 đến 40 triệu viên/năm/dây truyền với tổng giá trị đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Theo đó tổng công suất có thể đạt khoảng 3 tỷ viên/năm và thị trường tiêu thụ đạt 85- 90% lượng sản xuất (khoảng 2,7 tỷ viên), đáp ứng 12% nhu cầu gạch.

   Về gạch bê tông khí chưng áp AAC: hiện nay trên toàn quốc đã có khoảng 22 doanh nghiệp đầu tư với tổng công suất thiết kế 2,4 tỷ viên/năm. Trong đó có 9 dự án có tổng công suất là 945 triệu viên/năm, giá trị đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng đã đi vào sản xuất năm 2012. Ngoài ra còn 13 dự án đang làm thủ tục đầu tư với tổng công suất 1,4 tỷ viên/năm. Tuy nhiên, nhiều nhà máy mới chỉ sản xuất tối đa 50% công suất thiết kế và tiêu thụ chỉ đạt 15-20% công suất, một số doanh nghiệp không tiêu thụ được nên đã phải ngừng sản xuất.

   Về gạch bê tông bọt: hiện nay có 17 cơ sở sản xuất với tổng công suất hơn 190.000 m3, giá trị đầu tư khoảng 120 tỷ đồng. Tình hình sản xuất gạch nhẹ chỉ đạt 20- 30% công suất, công ty sản xuất tốt nhất chỉ đạt gần 50% công suất. Tình hình tiêu thụ gạch nhẹ cũng rất hạn chế, đa số tiêu thụ được 50 - 60% sản lượng, một số doanh nghiệp không tiêu thụ được nên đã phải ngừng sản xuất.

   So sánh về nguyên liệu sản xuất và đặc tính kỹ thuật của gạch đất sét nung và gạch không nung như sau:

  

STT

Chỉ tiêu

Gạch đất sét nung

Gạch không nung

Gạch block

Gạch bê tông khí chưng áp AAC

Gạch bê tông bọt

1

Nguyên liệu

Đất sét

Xi măng, mạt đá, tro xỉ…

Cát, vôi, thạch cao, xi măng, bột nhôm

Xi măng, chất tạo bọt

2

Thân thiện môi trường

Sử dụng nhiều tài nguyên đất sét, than. Gây mất an ninh lương thực và ô nhiễm môi trường

Không phát sinh khí thải, ít bụi, không sử dụng than, dầu. Tuy nhiên, do chúng sử dụng cát, đá làm nguyên liệu khiến cho nhu cầu khai thác cát, đá tăng cao, các nguyên liệu thứ phẩm của nó cũng gây ô nhiễm như xi măng, bột nhôm…

3

Kích cỡ sản phẩm

Đa dạng theo yêu cầu

4

Độ bền theo thời gian

Giảm dần theo thời gian

Tăng cao theo thời gian

5

Quy trình sản xuất

Sử dụng máy đùn để tạo phôi, cần hệ thống lò nung, sấy tốn nhiều nguyên liệu

Tự động hóa cao

6

Trọng lượng riêng (kg/m3)

1600-1980

1200-2100

 500-850

700-1000 

7

Cường độ chịu lực (kG/cm2)

40-125

50-200

35-75

 10-150

8

Dẫn nhiệt (kcal/m.độ.h)

0,814

0,175-0,465

0,11-0,22 

0,11-0,22  

9

Chống cháy

1-2h

(với tường 110)

>2h

(với tường 150)

>2h 

(với tường 150)

 >2h

(với tường 150)

10

Cách âm (dB)

20-28

(với tường 110)

>35

(với tường 150)

40-47

(với tường 150) 

40-47 

(với tường 150)

11

Độ hút nước (% theo khối lượng)

<16%

<10%

30-40% 

 8-12%

12

Độ co ngót (mm/m)

-

<0,8

 <0,2

 <0,2

13

Sử dụng vữa

Thông thường

Thông thường

Chuyên dụng

Chuyên dụng










   

Từ bảng so sánh trên, có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm của gạch không nung như: nhẹ, cách âm cách nhiệt tốt, nhiều chủng loại gạch để lựa chọn… Tuy nhiên, gạch không nung cũng có nhiều nhược điểm khiến người tiêu dùng phải e ngại như:

 + Gạch block đặc nặng hơn gạch nung truyền thống, muốn giảm trọng lượng thì phải tạo nhiều lỗ rỗng theo phương đứng, như vậy khả năng chịu lực ngang (tại các mạch vữa) sẽ giảm.

 + Gạch AAC khả năng chịu lực kém hơn, phải sử dụng vữa xây chuyên dụng. Độ hút nước của gạch lớn, bằng khoảng 30-40% theo khối lượng gạch dẫn đến tường xây bằng gạch AAC dễ bị thấm, chỉ thích hợp làm tường xây trong nhà, nơi khô ráo.

 + Gạch bê tông bọt khả năng chịu lực phụ thuộc vào tỉ lệ bọt khí trong bê tông, tương ứng với trọng lượng bê tông. Bê tông càng nặng thì càng đặc, khả năng chịu lực càng cao và ngược lại, phải sử dụng vữa xây chuyên dụng.

   Ngoài ra, cả 3 loại gạch không nung trên còn có một nhược điểm lớn, đó là độ co ngót khá cao. Độ co ngót lớn dẫn đến việc kết cấu tường xây bằng gạch không nung dễ bị nứt, gây hiện tượng thấm, dột và mất thẩm mỹ.

   Trên thế giới đã có nhiều phương pháp để hạn chế nứt tường như làm hệ thống giằng tường bằng bê tông cốt thép, bổ sung cốt thép trong lõi tường gạch xây hay cắt chỉ tường đi silicone… Hiện tại Viện khoa học công nghệ xây dựng IBST đang nghiên cứu làm hệ thống giằng tường để giảm thiểu xuất hiện nứt của tường gạch không nung, nhưng giảm được hiện tượng nứt thì giá thành xây dựng cũng bị đội lên do phải thi công các giằng tường nhỏ, phức tạp hay do tăng khối lượng vật tư bê tông, cốt thép khi xây.


Công trình xây dựng bằng gạch không nung tại Thái Lan sử dụng hệ giằng tường


Giằng ngang tường xây gạch không nung


Lỗ đặt thanh thép làm giằng ngang và đứng


Giằng đứng tường xây gạch không nung


   Cắt chỉ tường bơm silicone

4. Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai phát triển sản phẩm mới phục vụ công trình xây dựng. Tấm tường Acotec – Xuân Mai

   

Tất cả các loại gạch xây sử dụng phổ biến hiện nay, nung hoặc không nung, đều có nhược điểm như đòi hỏi nhân lực nhiều, mặt bằng thi công thường không gọn gàng sạch sẽ, kiểm soát chất lượng vữa xây khó.

   Trong quá trình thi công các công trình xây dựng trên cả nước kết hợp tìm hiểu nhiều công nghệ gạch không nung trên thế giới, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai nhận thấy, công nghệ tấm tường bê tông rỗng Acotec theo công nghệ đùn ép, đã được sử dụng tại trên 30 quốc gia trên thế giới, sẽ khắc phục triệt để các hạn chế của tường gạch đất sét nung và gạch xây không nung trước đây.

   Công ty Xuân Mai là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất tấm tường Acotec với công nghệ hiện đại của hãng Elematic, được nhập khẩu đồng bộ từ Phần Lan. Trạm trộn được nhập khẩu từ Tây Ban Nha của hãng Frumecar, Tây Ban Nha.

   Ngày 28/11/2015, nhà máy tấm tường Acotec – Xuân Mai, tấm tường được sản xuất theo công nghệ hiện đại của hãng Elematic – Phần Lan được khánh thành, chính thức đưa sản phẩm ra thị trường xây dựng.

   Hiện tại dây chuyền 1; 2; 3 và 4 của Nhà máy đang hoạt động với công suất 1.000.000 m2 tấm tường/năm.

 

Dây chuyền sản xuất tấm tường Acotec – Xuân Mai

   Ưu điểm của tấm tường Acotec - Xuân Mai là được sản xuất từ các nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại Việt Nam như: đá, cát nghiền, xi măng… Bên cạnh đó, quá trình sản xuất không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất thải độc hại. Tấm tường được sản xuất ra có bề mặt phẳng không cần trát, chỉ cần bả trực tiếp, từ đó giúp tiếp kiệm được vật liệu và nhân công xây dựng cũng như khi thi công lắp dựng có thể cơ giới hóa được nhiều công đoạn.

Với kích thước tấm tường đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhiều vị trí, hạng mục khác nhau trong công trình như làm tường ngăn giữa các căn hộ, giữa căn hộ với hành lang, tường ngăn phòng, tường nhà vệ sinh hay lanh tô.

-        Chiều dày tấm tường theo dây chuyền của Xuân Mai: 75 mm, 100 mm và 140 mm.

-        Chiều rộng tấm tường khi sản xuất: 0,6 m. Các kính thước khác có thể dùng máy cắt cắt sau khi sản xuất.

-        Chiều cao một tấm tường đơn: tối đa 3,4 m. Tường có chiều cao lớn hơn có thể ghép các tấm lại với nhau.

 


Kích thước tấm tường Acotec – Xuân Mai


Tấm tường sau khi lắp dựng


Tấm tường được bả trực tiếp, không trát

   

Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng như nguồn nguyên vật liệu sản xuất được tuyển chọn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất đã tạo ra sản phẩm tấm tường Acotec – Xuân Mai với chất lượng cao.

   Việc dùng tường Acotec – Xuân Mai thay thế tường gạch có kích thước dầy hơn giúp tăng diện tích căn hộ khoảng 1,0% (so với tường gạch 105 mm) và khoảng 2,4% (so với tường gạch 150mm). Diện tích trên là diện tích thông thủy tính cho công tác bàn hàng, chưa tính đến diện tích tăng thêm do thay thế tường ngăn phòng. Do vậy sử dụng tấm tường Acotec – Xuân Mai sẽ đem lại thêm không gian cho người sử dụng và lợi nhuận cho Chủ đầu tư.

Bảng so sánh sử dụng tấm tường Acotec – Xuân Mai thay thế tường gạch xây

TT

Tính chất

Tấm tường
Acotec 100

Gạch
lỗ 105

Gạch
block 150

1

Chiều dày tường hoàn thiện (mm)

100

145

180

2

Khối lượng 1m2 tường (kg/m2)

140

195

245

3

Cường độ chịu nén (kg/cm2)

250

50/75

75/100

4

Khả năng chịu lửa (h)

>2

1.5

>2

5

Độ hút ẩm (%)

6

<16

<10

6

Tốc độ thi công xây lắp (m2/h)

1.00

0.73

0.74

7

Trát hoàn thiện

không

có

có


 

   Với đặc điểm có độ rỗng lớn lên đến 30%, tấm tường Acotec – Xuân Mai có khả năng cách nhiệt tốt; cường độ vật liệu cao, chắc giúp đảm bảo yêu cầu cách âm. Bên cạnh đó, đây còn là vật liệu có đơn trọng trên 1 m2 tường là tương đối nhỏ chỉ bằng 57% - 75% nên sẽ giảm được tải trọng tính toán và kết cấu công trình.

   Ngoài ra, các lỗ rỗng trong tấm tường còn được sử dụng linh hoạt để bố trí thi công hệ thống điện nước, hạn chế việc đục đường ống kỹ thuật, giảm nhân công cũng như chi phí hoàn thiện sau khi lắp đặt,…

Thi công M&E dễ dàng


Lắp dựng bằng cơ giới, giảm nhân lực thi công

   Bên cạnh đó tấm tường Acotec – Xuân Mai còn có thể sử dụng làm tường nhà công nghiệp, tường rào, tường cách âm với khả năng thi công lắp dựng nhanh, cường độ và chất lượng tốt.

   Hiện nay tấm tường Acotec – Xuân Mai đã và đang được Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai sử dụng cho các công trình xây dựng lớn trên địa bàn Hà Nội như: Tòa nhà hỗn hợp đa năng Vinafor; 04 tòa thuộc Tổ hợp thương mại & nhà ở cao tầng Eco – Green City; 08 tòa thuộc dự án Spark Tower - Dương Nội; Xuân Mai Riverside – Thanh Bình – Hà Đông; CT2E VOV – Mễ Trì, dự án Ecohome, Dự án Royal Park Bắc Ninh, DỰ án Golden Silk, Dự án Vinastone Bắc Ninh, Khu nhà ở để bán cho CBCNV liên cơ quan Thanh Trì….

 

Hà Nội Landmark 51 - Vạn Phúc - Hà Đông

Quy mô: 01 tòa 51 tầng

Diện tích lắp dựng tấm tường Acotec – Xuân Mai: 83.000 m2

Eco Green City, Nguyễn Xiển - TX - HN

Quy mô: 04 tòa 35 tầng

Diện tích lắp dựng tấm tường

Acotec – Xuân Mai: 189.000 m2

Xuân Mai Spark Tower - Dương Nội

Quy mô: 08 tòa 25 tầng

Diện tích lắp dựng tấm tường

Acotec – Xuân Mai: 251.000 m2

 

    - Liên hệ: Mr. Linh 0985.275.536




loading map...